WOM đang diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu rõ về WOM để tận dụng và tạo ra những chiến dịch truyền thông Marketing hiệu quả. 

Vậy WOM là gì? Và tại sao doanh nghiệp cần sử dụng WOM trong chiến lược marketing của mình? Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau:

WOM là gì? 

Word-of-mouth (WOM marketing) là hình thức truyền thông không có sự can thiệp của quảng cáo mà thông qua lời nói/truyền miệng của khách hàng đây là hình thức marketing chi phí thấp nhưng cũng cần khéo léo để ứng dụng đúng cách.

Khách hàng thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn bằng cách chia sẻ với người khác, tạo nên một hiệu ứng lan truyền thông tin. Điều này dẫn đến việc hình dung về sản phẩm và dịch vụ trong tâm trí của từng khách hàng.

Tầm ảnh hưởng của Marketing truyền miệng đối với doanh nghiệp 

Bằng việc tận dụng sức mạnh của chiến lược Marketing truyền miệng (WOM), doanh nghiệp tận dụng khách hàng của mình như nguồn lực miễn phí để tạo dựng uy tín, truyền thông cho thương hiệu một cách tự nhiên. Bằng cách tạo cho khách hàng một không gian, một chủ đề, một sản phẩm để họ bàn luận cũng như chia sẻ trải nghiệm với nhau bằng cảm xúc thật.

Điều này khiến thông tin được lan truyền rộng rãi, được truyền từ người này sang người kia một cách nhanh chóng và tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Hình thức tiếp thị này không chỉ hiệu quả về chi phí mà còn có khả năng lan tỏa “một đồn mười, mười đồn một trăm”. Càng nhiều khách hàng giới thiệu sản phẩm của bạn với người thân, bạn bè của họ, càng có cơ hội thúc đẩy doanh thu và mở rộng khách hàng mới cho doanh nghiệp 

Những minh chứng cho chiến lược WOM: 

Theo báo cáo của Nielsen

  • 92% người tiêu dùng tin tưởng WOM.
  • 90% khách hàng tin vào ý kiến trực tuyến trước khi quyết định. 
  • 72% sẽ “chốt đơn ngay” khi đọc các đánh giá tích cực. 

(Nguồn: BrandsVietNam)

Những thông số phản ánh rõ nét về tầm ảnh hưởng khổng lồ của WOM . Nó có thể xoay đổi tình thế khiến một sản phẩm được yêu mến hoặc bị “ghẻ lạnh” chỉ thông qua “lời nói” của khách hàng. 

Ngày xưa khi mà thời đại internet chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ, mọi người có xu hướng chọn mua các sản phẩm thông qua truyền miệng, và nó có tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng. 

Ví dụ như khi xưa nhắc đến sữa sẽ nghĩ ngay tới Vinamilk, xe gắn máy sẽ nghĩ tới Honda, giày thể thao nghĩ tới Biti’s,…

Điểm chung của các sản phẩm trên đó là chất lượng phải tốt thì người ta mới mua, mới mách nhau sử dụng sản phẩm của thương hiệu này dùng tốt.

Chính vì 2 điểm mấu chốt đó là sản phẩm tốt và được truyền miệng sẽ giúp người tiêu dùng thêm tin tưởng và hiệu ứng lan truyền ngày càng rộng rãi hơn.

Tìm hiểu: Hành vi người tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

7 Hình thức Marketing truyền miệng (WOM) 

1. Buzz marketing 

Buzz marketing là hình thức marketing được triển khai trên các trang mạng xã hội. Cách mà buzz marketing đó là tạo ra “tin đồn, giật gân, hoặc gây shock” để thu hút sự chú ý, kích thích mọi người thảo luận, bàn tán trước khi một sự kiện nào đó ra mắt, hoặc sắp có một sản phẩm nào đó sắp chào bán. Cách này sẽ tạo sự quan tâm đặc biệt cho người tiếp nhận thông tin, gây tò mò và tạo nên các cuộc bàn tán, tranh luận về một sự kiện sắp công bố.

2. Viral marketing  

Đây là hình thức sử dụng các yếu tố viral để tạo sức ảnh hưởng đến một nhóm cộng đồng nào đó. Có rất nhiều cách tạo nên chiến dịch viral thành công, đặc biệt trong bối cảnh các kênh social phát triển mạnh mẽ thì các hoạt động viral marketing được lan rộng lớn hơn.

Để dễ hình dung, chúng ta có một ví dụ cụ thể cho hoạt động Viral marketing sau:

Một ví dụ về chiến dịch viral marketing thành công là “Chuyện cũ bỏ qua” của Mirinda vào cuối 2018. Chiến dịch này đã hiểu rõ nguyện vọng của người tiêu dùng Việt, mong muốn vượt qua mọi nỗi lo âu của năm cũ để chào đón Tết thật hạnh phúc. Bằng việc hợp tác cùng ca sĩ Bích Phương trong MV nhạc mang thông điệp hài hước và lạc quan, Mirinda đã truyền tải cảm xúc tích cực. Chiến dịch nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội 

3. Influencer marketing 

Influencer marketing là việc mời các KOL, nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng để nói về sản phẩm/dịch vụ của mình qua các hình thức khác nhau.

Đây là một trong những hình thức mang lại lượng tiếp cận lớn, lan tỏa đến một cộng đồng nhất định. Tạo cho khách hàng tâm lý muốn giống như những thần tượng của mình.

Tuy nhiên, với cách này thì khá tốn kém chi phí cũng như hiệu quả lại không được cao trong khi lượt tiếp cận lớn nhưng tỉ lệ chuyển không như kỳ vọng.

Nhưng nếu bạn biết cách chọn một người Influencer đúng tệp khách hàng, uy tín cao trong một công đồng không quá lớn thì rất có thể tỉ lệ chuyển đổi sẽ rất hấp dẫn.

4. Product seeding 

Đây là hình thức hiệu quả với chi phí cực kỳ rẻ nhưng phải bỏ công sức ra rất nhiều để seeding sản phẩm/dịch vụ của bạn trên “mọi mặt trận”.

Những nơi thích hợp để seeding sản phẩm/dịch vụ đó là trên các hội nhóm trên Fanpage/ Zalo.

Hoặc có thể thông qua lời nhận xét đánh giá về sản phẩm của khách hàng trên các kênh social và website cũng là một hình thức Seeding sản phẩm.

Hoặc có thể nhờ người nổi tiếng nói tốt về sản phẩm thì đây cũng là một hình thức seeding khá hiệu quả (chi phí sẽ khá cao).

Nhưng nếu bạn quá lạm dụng hay “spam” quá nhiều thì sẽ tạo phản ứng ngược đối với người đọc. Để thực hiện tốt product seeding bạn cần phải có chiến lược rõ ràng để tạo sự “tự nhiên” cho sản phẩm.

5. Referral/affiliates program 

Xây dựng Referral/affiliates program các cũng là một cách marketing truyền miệng. Thay vì việc khách hàng tự nguyện giới thiệu sản phẩm của bạn với người khác, hãy tạo ra chương trình khuyến khích họ chia sẻ sản phẩm đồng thời nhận lại được một chút quyền lợi/quà tặng. 

6. Evangelist marketing 

Marketing truyền giáo hay còn gọi là tiếp thị truyền bá phúc âm. Đây là một hình thức tiếp thị truyền miệng tiên tiến, trong đó các công ty phát triển những khách hàng tin tưởng mạnh mẽ vào một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể đến mức họ cố gắng thuyết phục người khác mua và sử dụng nó. Các khách hàng trở thành những người ủng hộ tự nguyện, tích cực tuyên truyền quảng bá cho công ty.

7. Social media marketing 

Social Media Marketing là việc sử dụng các nền tảng social media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, thúc đẩy lượng truy cập website và tăng doanh số bán hàng. Cụ thể, Social Media Marketing bao gồm việc tạo ra nội dung, lắng nghe và tương tác với những người theo dõi, phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên social media.

Nếu muốn bán được nhiều sản phẩm, bạn cần phải tăng số lượng người biết và ủng hộ dịch vụ của bạn. Cách tốt nhất để làm điều này chính là “WOM”. Không có gì để chê khi đã có những tình nguyện viên luôn sẵn lòng giới thiệu sản phẩm của bạn đến mọi người. 

Hy vọng với những thông tin trên, ACC Academy đã giúp mọi người hình dung được “chiến thuật” WOM là gì? Và ứng dụng giao cho phù hợp với từng mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp.

Đăng kí tư vấn

Những bài viết liên quan

Trở về trang Sự Kiện