Năng suất của một tổ chức được định hình bởi năng lực của nhà quản trị, một nhà quản trị tài ba không chỉ giúp cả tập thể nhân viên cùng nhau phát triển mà còn nuôi dưỡng tiềm năng đưa doanh nghiệp cạnh tranh dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực của mình.
Tuy nhiên để trở thành một nhà quản trị giỏi quả thực không đơn giản, đòi hỏi nhiều kỹ năng, khả năng lẫn kinh nghiệm chinh chiến trong nhiều năm. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho nhà quản trị 7 kỹ năng quản lý để đạt được hiệu quả tối đa trong công việc.
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về kỹ năng quản trị là gì từ đó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về trách nhiệm, kiến thức mà bản thân cần trau dồi.
Kỹ năng quản trị – lãnh đạo là gì?
Kỹ năng quản trị của một lãnh đạo là tập hợp các khả năng, kiến thức và hành vi để điều hành và lãnh đạo một tổ chức, nhóm hoặc dự án. Điều này bao gồm khả năng tạo ra chiến lược, quản lý tài nguyên, giao tiếp hiệu quả và thúc đẩy đổi mới.
Tình hình xu thế hội nhập toàn cầu, sẽ có nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với những nhà quản trị. Yêu cầu họ cần có cái nhìn tổng thể, chiến lược dài hạn, tư duy linh hoạt để điều hành không chỉ phạm vi trong nước mà còn ở phạm vi quốc tế.
Dưới đây sẽ là 7 kỹ năng chính để nhà quản trị giúp định hình thành công doanh nghiệp của mình.
7 Kỹ năng quản trị quan trọng để trở thành nhà quản trị xuất sắc
1/ Tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược là kỹ năng rất quan đối với nhà quản trị, quản lý các cấp vì nó giúp họ dự đoán được tương lai và lường trước các rủi ro để đưa ra hướng đi cụ thể cho tổ chức.
Môi trường kinh doanh hiện nay thay đổi rất nhanh chóng, bắt kịp xu hướng và cập nhật với công nghệ chính là điều mà nhà quản trị buộc phải thích nghi nếu không muốn tổ chức của mình bị bỏ lại phía sau.
Để rèn luyện tư duy chiến lược, yêu cầu người quản trị phải nắm thật rõ tình hình hoạt động của công ty. Sau đó đặt ra mục tiêu và hướng giải quyết vấn đề cụ thể, lập kế hoạch triển khai chi tiết và cuối cùng là kiểm tra đánh giá chất lượng.
2/ Kỹ năng giao tiếp tốt
Nhà quản trị thường liên lạc, tiếp xúc với rất nhiều người bao gồm đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới, cổ đông, khách hàng và đối tác. Nhờ có kỹ năng này mà nhà quản trị sẽ có thể:
- Thống nhất rõ ràng các quan điểm của các cá nhân trong tổ chức
- Thúc đẩy, động viên tinh thần và công nhận chính sự đóng góp của 1 cá nhân chính là yếu tố giúp nhân viên gắn kết lâu dài cùng công ty
- Quản lý hiệu quả những xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào bằng cách lắng nghe và đưa ra cách giải quyết.
- Tăng khả năng sáng tạo nhờ việc truyền đạt ý tưởng, những thông tin thiết thực của một dự án.
Người có khả năng giao tiếp tốt là người có khả năng linh hoạt về ngôn ngữ, biết lắng nghe, kiên nhẫn, có góc nhìn đa chiều về sự việc và bĩnh tĩnh trước mọi sự việc có thể xảy ra.
3/ Giải quyết vấn đề và ra quyết định
Là một người “đầu tàu” mọi quyết định điều nằm trong tay của nhà quản trị. Đây là kỹ năng sẽ chứng minh được năng lực thực thụ của 1 nhà quản trị
Khả năng xử lý vấn đề phức tạp, khả năng dự đoán tương lai, khả năng đương đầu với những rủi ro, lúc này rất cần một người có đủ bản lĩnh, đủ sự bình tĩnh để đưa ra phương án xử lý tốt nhất.
4/ Kỹ năng tự động hóa và công nghệ
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ và kinh doanh chính là những bước nhảy vọt lớn, giúp các doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các kỹ thuật – công nghệ cho việc tự động hóa, giúp nhà quản trị tiết kiệm thời gian, tối ưu năng suất hoạt động trong công việc.
Các cấp quản lý cần trang bị cho mình những kiến thức về các nền tảng số, các phần mềm có thể hỗ trợ chúng ta trong công tác quản lý.
5/ Trí tuệ cảm xúc (EQ)
Nhiều người nghĩ rằng một người giỏi về chuyên môn, có tư duy chiến lược tốt thì họ đã là một người lãnh đạo giỏi. Điều này chưa đủ và thậm chí là sai đối với xã hội bây giờ.
Làm việc với một người sếp tâm lý, hiểu được nhân viên cấp dưới những khó khăn họ đang gặp và tìm cách khắc phục, hoặc động viên họ thì chắc chắn sẽ được nhân viên yêu quý.
6/ Kỹ năng truyền cảm hứng và động viên nhân viên
Đây kỹ năng rất ít ai để ý nhưng lại có tác động tích cực đến cảm xúc của nhân viên. Việc giữ chân một nhân viên giỏi, tạo ra một môi trường làm việc tích cực sẽ được cam kết nếu như làm nhà quản trị làm tốt kỹ năng này.
Tóm lại
Chắc chắn, việc hội tụ tất cả các kỹ năng trên đối với một nhà lãnh đạo bất kỳ là điều không thể, vì không có ai là hoàn hảo cả.
Tùy vào từng cấp bậc mà các nhà quản trị, các cấp quản lý sẽ điều chỉnh dần dần hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho vị trí của mình.
Để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi, ngoài kỹ năng chuyên môn vững vàng thì còn phải quan tâm đến yếu tố con người.