Bằng việc tạo ra các trò chơi có những yếu tố như thăng hạng, nâng cấp, nhận điểm,… như Game, Gamification (game hóa) giúp doanh nghiệp có thể tác động đến cảm xúc của khách hàng (hay là người chơi) của mình để thực hiện hành động cụ thể nào đó tùy vào mục đích của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để ứng dụng Gamification hiệu quả và đi đúng hướng thì doanh nghiệp cần phải làm gì? ACC Academy sẽ cung cấp cho bạn một số lưu ý để triển khai chiến dịch này một cách tối ưu nhất nhé!
5 Lưu ý cốt lõi khi ứng dụng Gamification trong doanh nghiệp
Chúng ta đã biết, Gamification là một trong những cách tiếp cận mới mẻ và thú vị được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, mang lại hiệu quả cực kỳ thành công. Tuy nhiên nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, thì kết quả sẽ rất tệ.
Sau đây là 5 lưu ý quan trọng khi ứng dụng Gamification trong hoạt động kinh doanh, bạn cần phải nhớ:
1/ Xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng
Để thiết kế Gamification cho một doanh nghiệp cần sự đầu tư rất lớn từ kinh phí đến sức lực. Nếu như không có mục tiêu rõ ràng để triển khai dự án này thì quả là sự lãng phí rất lớn.
Đầu tiên, hãy xác định thật rõ mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua Gamification. Đó có thể là tăng tương tác, thúc đẩy doanh số, cải thiện hiệu suất làm việc cho nhân viên, tạo môi trường học tập thú vị,…
Từ đó, doanh nghiệp sẽ thiết kế một chương trình Gamification hiệu quả với “kịch bản” của mình đề ra.
Lưu ý, chỉ nên chọn cho mình một mục tiêu duy nhất xuyên suốt chiến dịch, không nên quá tham sẽ phản tác dụng.
2/ Lựa chọn đối tượng người chơi phù hợp
Cần hiểu rõ đối tượng mà bạn muốn tham gia vào Gamification. Điều này giúp bạn tạo ra trải nghiệp phù hợp và lôi cuốn họ.
Sẽ rất sai lầm nếu không tìm hiểu đối tượng, nghiên cứu insight người chơi. Từ đó sẽ dẫn đến hàng loạt các hành động sai lầm khác có thể kể đến như:
- Cố gắng khiến người chơi thực hiện những hành động chia sẽ, tag tên,… mà họ không thích.
- Giao diện hoặc trò chơi không hấp dẫn, kém thu hút.
- Lựa chọn chủ đề không phù hợp với người chơi, dẫn đến hiệu quả đat mục tiêu bằng 0.
- …
Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu đối tượng người chơi, là cơ sở để bạn xây dựng nội dung phù hợp cho Gamification.
3/ Gamification chỉ tạo nên động lực cho khách hàng hành động
Hãy nhớ rằng, Gamification không giúp doanh nghiệp đẩy doanh số, nó chỉ có tác dụng tạo động lực cho khách hàng hành động, và ở lại lâu hơn với doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của Gamification là gì? Đó là tạo ra động lực để thúc đẩy người dùng. Vì thế mà Gamification không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực Marketing mà còn nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, quản lý nhân viên,… tạo ra môi trường làm việc, học tập mới mẻ cho người học.
Vì thế, bạn không nên kỳ vọng nhiều vào Gamification sẽ giúp bạn tạo ra doanh số và phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.
4/ Giữ cho trò chơi có ý nghĩa
Đảm bảo rằng Gamification liên quan đến mục đích chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa đối với người tham gia. Trò chơi được tạo ra, không đơn thuần là giải trí mà phải hỗ trợ mục tiêu kinh doanh.
Nên khéo léo lồng ghép yếu tố thương hiệu như màu sắc, logo, câu khẩu hiệu của bạn vào trò chơi để nhằm khắc sâu tâm trí khách hàng lâu dài.
Bên cạnh đó, cũng cần có các yếu tố tạo động lực khiến khách hàng của bạn tích cực tham gia và tạo nên công đồng “fan” cho doanh nghiệp.
5/ Kiểm soát những phần thưởng trong trò chơi
Cốt lõi của Gamification đó là điểm và thành tích giữ người dùng ở lại lâu hơn bằng cách đưa ra những phần thưởng như: Huy hiệu, thăng cấp, nhận điểm,…
Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiểm soát nếu như không muốn bị phản tác dụng. Bạn cần phân cấp độ trò chơi từ dễ đến khó, và mức phần thưởng cũng tương đương với độ khó của trò chơi.
Nếu một game quá dễ và nhận được phần thưởng quá dễ dàng cũng sẽ khiến người chơi bị nản, mất động lực, ngược lại.
>> Đọc để hiểu thêm: Gamification là gì? Ứng dụng Gamification trong doanh nghiệp
Ý tưởng phát triển Gamification cực hay cho từng lĩnh vực
1/ Giáo dục và Đào tạo
Tạo các khóa học trực tuyến với các thử thách, bài tập theo cấp độ từ dễ đến khó để thúc đẩy học viên.
Đồng thời sử dụng hệ thống điểm số, huy hiệu để tạo động lực cho học viên hoàn thành nhiệm vụ.
2/ Sức khỏe
Phát triển ứng dụng di động để theo dõi hoạt động thể chất và nhận huy hiệu cho người dùng khi đạt mục tiêu hàng ngày.
Đặt ra các thử thách để người dùng tự mình nâng cấp sức khỏe dựa vào các chỉ số biểu thị để họ dễ dàng đánh giá sức khỏe của mình.
3/ Marketing – Truyền thông
Tạo sân chơi cho khách hàng bằng các trò chơi trực tuyến để có cơ hội nhận được các phần quà hấp dẫn.
Sử dụng hệ thống điểm, bảng xếp hạng, vòng xoay may mắn,… để kích thích người chơi, giữ chân khách hàng tiếp tục mua sắm.
4/ Quản lý nhân sự
Tạo các nhiệm vụ, bài tập chuyên ngành hoặc câu hỏi trắc nghiệm,… để đánh giá mức độ hiểu biết của nhân viên về công ty.
Sử dụng trò chơi và thử thách lồng ghép vào quá trình đào tạo, quản lý nhân viên để phát triển nhân sự là một hướng đi mới, sáng tạo.
Hy vọng với những thông tin này, ACC Academy đã giúp mọi người hiểu thêm về lợi ích, cũng như cách để ứng dụng Gamification một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Hãy đón xem những bài viết hay ý nghĩa tiếp theo của ACC Academy nhé!