Quy tắc 6 chiếc lọ (tiếng anh: JARS Money Management System) được tạo ra bởi tác giả Harv Eker. Với những cuốn sách tài chính nổi tiếng phải kể đến như: “Bí mật tư duy triệu phú” hay “Làm giàu nhanh”.
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là một phương pháp quản lý chi tiêu được sử dụng phổ biến trên thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay, quy tắc này đã được nhiều người áp dụng và đạt được thành công. Thực tế, nguyên tắc này giúp bạn có thể quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và hướng đến các mục tiêu trong cuộc sống dễ dàng hơn. Theo quy tắc này, bạn nên chia ngân sách của mình thành 6 khoản chi tiêu khác nhau, gọi là 6 chiếc lọ.
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính trong quản lý chi tiêu cá nhân
Lọ số 1: Nhu cầu thiết yếu (55%)
Đây là phần bạn sử dụng để chi trả các khoản phí cố định hàng ngày, như tiền nhà, tiền điện, nước, thực phẩm, và các khoản trả nợ hàng tháng. Thực tế, chiếc lọ này chiếm tới hơn 50% thu nhập của bạn nhưng không nên phân bổ quá 55% thu nhập. Nhiều người đang tiêu xài phung phí, thậm chí lên tới 80% thu nhập cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày nhưng có quá nhiều hoạt động không cần thiết và mang tính cảm xúc.
Lọ số 2: Tiết kiệm dài hạn (10%)
Lọ này dành để tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn trong tương lai, như mua nhà, mua ô tô mới hoặc du lịch xa,… Bạn cần hiểu rõ các khoản này đều cần số tiền lớn mà bạn không thể thực hiện tích góp trong thời gian ngắn. Vì thế, bạn cần tiến hành từ từ và cần thực hiện ngay lập tức. Số tiền này cũng cần hạn chế chi tiêu nên bạn có thể khởi động một tài khoản tiết kiệm tích lũy sẽ vô cùng hợp lý.
Lọ số 3: Tự do tài chính (10%)
Một phần của thu nhập bạn sẽ dành để đầu tư vào việc tạo ra thu nhập thụ động hoặc để đầu tư cho các cơ hội tài chính. Để đạt được điều này, bạn cần có khoản thu nhập thụ động liên tục đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Một số gợi ý: đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản,…
Lọ số 4: Đầu tư giáo dục (10%)
Một phần thu nhập để đầu tư vào việc học hỏi và phát triển bản thân, bao gồm cả việc đầu tư vào sách, khóa học hoặc các khóa đào tạo. Lượng kiến thức tăng thêm từng ngày giúp bạn phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội mới và mở ra cánh cửa để tăng thu nhập cho bản thân từ lương cố định và các khoản kiếm thêm.
Lọ số 5: Hưởng thụ (10%)
Đây là khoản tiền bạn dành cho việc thưởng thức cuộc sống và thú vui cá nhân, bao gồm những hoạt động giải trí và nghỉ ngơi,… Sau những giây phút giải tỏa căng thẳng, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, tìm được điểm cân bằng cho cuộc sống và có khả năng tạo ra nhiều khoản thu nhập hơn. Vì vậy, hãy chi tiêu liên tục chiếc lọ này.
Lọ số 6: Từ thiện (5%)
Phần của thu nhập bạn sẽ dành để từ thiện, hỗ trợ xã hội và góp phần vào cộng đồng. Khoản này sẽ không đem lại doanh thu trực tiếp nhưng sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và tạo dựng giá trị cá nhân cho bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm: Quy tắc 50-20-30 quản lý tài chính thông minh
Cần lưu ý gì khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính?
Quy tắc này dễ dàng áp dụng trong cuộc sống dù thu nhập của bạn đang ở nước nào. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Các tỉ lệ của chiếc lọ chỉ là tương đối
Không nên bị ràng buộc bởi các tỉ lệ cụ thể của 6 chiếc lọ. Mỗi người có tình hình tài chính và ưu tiên riêng, vì vậy hãy điều chỉnh tỷ trọng của từng chiếc lọ để phù hợp với tình hình và mục tiêu của bạn.
Tuyệt đối không sử dụng chiếc lọ quỹ tiết kiệm dài hạn
Không nên sử dụng lọ tiết kiệm dài hạn để chi trả các khoản phí hàng ngày. Lọ này nên dành riêng cho mục tiêu dài hạn, như việc đầu tư vào thu nhập thụ động hoặc tạo dựng tài sản lâu dài.
Có thêm nguồn thu nhập khác
Nên tìm cách có thêm nguồn thu nhập bên ngoài nguồn chính để tăng tính linh hoạt trong việc quản lý chi tiêu cá nhân hàng ngày.
Không ngừng đặt mục tiêu trong cuộc sống
Đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho từng lọ tài chính. Điều này giúp bạn có kế hoạch cụ thể để tiết kiệm và đầu tư vào mục tiêu của mình.
Trên đây là những thông tin cần thiết về quy tắc 6 chiếc lọ tài chính mà ACC muốn giới thiệu đến bạn. Dù bạn đang có thu nhập cao hay thấp quy tắc này đều hữu ích.
Nếu bạn đang muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân, hãy thử áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ và tìm hiểu thêm về cách thức áp dụng phương pháp này vào cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần bắt đầu từ những bước đơn giản và kiên trì thực hiện, bạn sẽ đạt được sự tiến bộ đáng kể trong việc quản lý tài chính và đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai.