Nhắc đến KPI chắc chắn ai trong chúng ta đều “sợ hãi” làm sao bằng mọi cách để đạt được con số đúng với mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, cũng nhờ có KPI mà chúng ta dễ dàng theo dõi, đánh giá và đo lường được tiến độ công việc qua các kỳ dựa vào các số liệu được báo cáo cụ thể.

Nhưng thực tế, nếu cứ mãi “theo đuổi” các con số KPI thậm chí vượt ngưỡng KPI đề ra thì liệu có thực sự ổn?

 

Việc đặt KPI đang dần mất tính thực tế và kém hiệu quả?

Thực tế cho thấy rất nhiều số liệu KPI đạt đúng yêu cầu nhưng tỉ lệ chuyển đổi gần như bằng 0, không tạo ra được tỉ lệ chuyển đổi và đây là dấu hiệu cho thấy việc triển khai KPI sai cách và không hợp lý.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người lầm tưởng chỉ số KPI sẽ nói lên được hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp mà quên rằng bản chất của KPI chỉ là con số mang tính hoàn thành chỉ tiêu công việc.

Và từ đó các cấp lãnh đạo đưa ra những mục tiêu “xa vời” không phù hợp với năng lực hiện tại. Điều đó đã dẫn biến KPI trở thành các “con số ảo” do chính nhân viên của họ tạo nên.

Vậy làm sao ra chiến lược KPI hiệu quả?

1/ Xác định mục tiêu kinh doanh 

Cần đặt KPI đi đúng hướng với mục tiêu kinh doanh đề ra và không tự ý điều chỉnh lệch đi mục tiêu đó nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến cả một quy trình của tổ chức.

2/ Đặt mục tiêu KPI phù hợp với khả năng

Có rất nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi đặt mục tiêu vượt quá khả năng cho phép khi không đủ nguồn lực như tài chính, nhân sự,… Vì thế KPI chỉ là những con số ảo, không có khả năng chuyển đổi hay cải thiện tình hình kinh doanh của công ty.

3/ Không nên quá tham các con số

KPI đôi khi chính là con dao 2 lưỡi khiến cho doanh nghiệp mải mê theo đuổi nhằm đạt đến các con số “không thực”. Điều này sẽ làm tốn chi phí, thời gian và sức lực của nhân viên.

Hơn nữa, nhân viên làm việc cũng vì KPI mà không thật sự quan tâm đến chất lượng công việc để tạo ra giá trị chuyển đổi.

Theo đuổi KPI khiến nhân viên dần mất đi sáng tạo và nhiệt huyết

Việc đặt ra mục tiêu KPI “xa vời” sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy bức bí và mất đi tính sáng tạo trong công việc. Và dần dần sẽ hình thành cách làm việc đối phó, chỉ làm đủ chỉ tiêu KPI đặt ra, hay bất chấp đạt được các con số KPI bằng mọi giá, dĩ nhiên là không hiệu quả.

Ví dụ thực tế:

Khi chạy quảng cáo cho một Fanpage, chủ doanh nghiệp muốn đổ càng nhiều data càng tốt, điều họ cần đó chính là số lượng data đổ về. 

Tất nhiên, nếu doanh nghiệp cần số lượng data đổ về nhiều, thì bên digital họ sẽ có những cách để giúp con số ấy vượt ngưỡng KPI, nhưng để đánh giá chất lượng data thì cần phải xem xét.

Chính vì đặt KPI thiếu chiến lược, không có mục tiêu rõ ràng, quá tham các con số dẫn đến kết quả kinh doanh không như ý và nhân viên dần mất đi tính sáng tạo. Tinh thần làm việc sẽ bị ảnh hưởng vì mãi chạy theo các con số KPI không thực, giết mòn óc sáng tạo của họ từng ngày.

Thay vì cứ mãi áp đặt KPI không thực tế thì các chủ doanh nghiệp cần xem xét lại mục tiêu kinh doanh và xây dựng lại quy trình làm việc cho đội ngũ nhân viên hiệu quả hơn.

 

Đăng kí tư vấn

Những bài viết liên quan

Trở về trang Sự Kiện