Khác với Game Gamification chính là động lực giúp kích thích hành động của khách hàng và tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữ khách hàng và doanh nghiệp.

Gamification là gì?

Gamification hay còn gọi là “Game hóa”, là hoạt động được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong việc tạo tương tác, thúc đẩy hành động và tăng chuyển đổi số cho người dùng trong các lĩnh vực như: Marketing, Quản lý nhân sự, Chăm sóc khách hàng,…

Cụ thể hơn, để hiểu Gamification là gì? Đó là việc sử dụng những yếu tố của Game như: Tính điểm, thăng hạng, nhiệm vụ, phần thưởng,… vào trong các hoạt động kinh doanh để kích thích người dùng tham gia và hoàn thành các “chặng” thử thách để có phần thưởng.

Gamification được xem như là công cụ đắc lực – sáng tạo để doanh nghiệp xây dựng ưu thế cạnh tranh cũng như tạo nên lòng tin chân thành cho khách hàng, hoặc người sử dụng.

Hiện nay, Gamification được rất nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng và tại Việt Nam chúng ta có thể kể đến những cái tên như: Shopee, Tiki, Grab, FPT Software, BIDV,…

Vì sao doanh nghiệp nên ứng dụng Gamification?

Xu hướng các doanh nghiệp đang dần đưa Gamification vào trong các hoạt động bán hàng của mình. Sau đây, ACC Academy sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của Gamification.

Tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp 

Điểm giống nhau giữa Gamification và Game đó là đều mang tính giải trí và thôi thúc người chơi tiếp tục nâng cấp level của mình. 

Nhưng điểm khác nhau ở đây đó là Gamification không chỉ thuần về giải trí mà nó còn lồng ghép khéo léo nội dung mang tính thương hiệu, thúc đẩy người tham gia bằng các hình thức như nhận Voucher, Tích điểm, Quà tặng,…

Mục đích sử dụng Gamification đó là tạo giá trị thương hiệu, kích thích người dùng tham gia chơi và từ đó họ sẽ ở lại lâu hơi với thương hiệu, gia tăng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Tăng cảm xúc tích cực cho người dùng 

Gamification nhiệm vụ chính đó là tạo ra giá trị trải nghiệm thú vị và mang lại nhiều cảm xúc cho người dùng. Bằng việc tham gia vào trò chơi, người chơi sẽ bị lôi cuốn bởi các trò chơi sáng tạo như game tích hợp nhận thưởng. Qua đó doanh nghiệp dần tạo nên hình ảnh thân thuộc trong tâm trí của người dùng.

Tăng tính gắn kết giữa người dùng và doanh nghiệp

Gamification có khả năng tạo nên cộng đồng người chơi, có sự tương tác và kết nối mật thiết không chỉ giữa những người chơi mà còn với doanh nghiệp.

Bằng những cách tiếp cận đặc biệt, hình thức mới lạ và đặc biệt là giá trị “khủng” của phần quà phía sau, khách hàng sẽ “vô tình” bị thúc đẩy nhận được nhiều phần quà hơn, hoặc có nhiều sự công nhận hơn,…

Tạo động lực cho người dùng

Điều này cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp ứng dụng trong việc điều hành nhân sự. Theo khảo sát của Talent LMS thì ứng dụng Gamification khiến 79% nhân viên có động lực hơn khi làm việc. 85% nhân viên cảm thấy hứng thú và tận hưởng hơn khi làm việc. Và 97% nhân viên từ trên 45 tuổi cho rằng Gamification mang đến những tác động tích cực cho công việc.

Ứng dụng Gamification trong hoạt động kinh doanh 

Ứng dụng Gamification trong Marketing

Gamification rất phổ biến trong các chiến dịch Truyền thông – Marketing và cũng đang rất cạnh tranh trong mảng này. Đặc biệt còn tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ cho giữa người dùng với thương hiệu/ sản phẩm.

Samsung là một trong những tập đoàn triển khai hiệu quả ứng dụng của Gamification để tạo ra công đồng Samsung Nation rất mạnh mẽ. 

Họ đã tập trung đánh mạnh vào tâm lý cạnh tranh của khách hàng và tạo hệ thống tích điểm & trao thưởng khi có các bài bình luận, lượt chia sẻ về sản phẩm trên website của Samsung. 

Thời điểm đó, Samsung Nation đã có hơn 1.2 triệu người dùng, hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ về thông tin sản phẩm mỗi ngày.

Qua đó, chúng ta dễ dàng thấy được Gamification sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch Marketing hiện đại.

Ứng dụng Gamification trong Quản lý nhân sự 

Game hóa cũng là một hoạt động thú vị khi ứng dụng vào Quản lý nhân sự. Doanh nghiệp có thể lồng ghép văn hóa công ty, kiến thức chuyên môn vào mô hình của Gamification để tạo nên sự thích thú, mới mẻ tại nơi làm việc.

Hơn nữa, doanh nghiệp vừa có thể củng cố văn hóa – kiến thức cho nhân viên vừa tạo động lực cho họ bằng các thang điểm, huy hiệu hay phần thưởng mà Gamification mang lại. Quả là 1 mũi tên trúng 2 đích.

Theo Brandsvietnam từng chia sẻ: Gamification nâng cao hiệu suất công việc đến 22% & tăng mức độ gắn bó với doanh nghiệp đến 37%.

Ứng dụng Gamification trong Trải nghiệm khách hàng

Vẫn có nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu cách để tạo nên Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, Gamification là câu trả lời.

Shopee là một ví dụ đặc sắc của việc tận dụng tối đa tính năng Gamification vào quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng, tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. 

Chắc chắn chúng ta không xa lạ gì với hình thức lắc xu trúng thưởng của Shopee phải không. 

Bên cạnh đó là hàng loạt chương trình tặng voucher, nhận xu thông qua các hoạt động đánh giá sản phẩm nhận xu, theo dõi các nhà bán hàng, …

Shopee luôn đưa ra các hoạt động, chiến dịch Marketing thông qua Gamification để thu hút và giữ chân khách hàng của mình.

3 Hình thức Gamification phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều hình thức Gamification khác nhau mang tính thương hiệu được các doanh nghiệp tạo nên. Tuy nhiên, sẽ có 3 hình thức phổ biến nhất.

1/ Vòng quay may mắn

Đây là hình thức đã quá quen thuộc, mang tính hồi hộp và bất ngờ tạo cảm xúc phấn khởi cho người chơi. 

Mỗi một ô may mắn sẽ đều sẽ có tiền thưởng, nhiều hay ít vấn phụ thuộc vào sự may mắn của người quay,

2/ Câu hỏi đố vui ( Quiz Game)

Là hình thức phổ biến được lồng ghép nội dung khéo léo giữa câu hỏi đố vui và kiến thức về thông tin sản phẩm. Tạo cho người chơi cảm thấy thoải mái, không cảm thấy bị ép buộc, qua đây doanh nghiệp cũng có thể lấy ý kiến khảo sát từ khách hàng với hình thức này.

3/ Tạo hình thức riêng cho bạn 

Bạn có thể sáng tạo nhiều hình thức chơi game khác nhau để tạo tính độc quyền cho thương hiệu.

Có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới, cũng như tại Việt Nam họ cũng tự thiết kế các hình thức tạo game mới mẻ, thích thú cho người dùng như: Biti’s, The Coffee house,…

Hy vọng, thông qua bài viết này ACC Academy đã giúp bạn hiểu Gamification là gì? Cũng như Gamification ứng dụng như thế nào trong các hoạt động kinh doanh. Có thể nói, Gamification chính là xu hướng trong thời đại 4.0, doanh nghiệp cần phải thay đổi để bắt kịp với thời đại.

Đăng kí tư vấn

Những bài viết liên quan

Trở về trang Sự Kiện